BIẾN CHỨNG CHẢY MÁU SAU KHI NÂNG CUNG MÀY: TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ

Nâng cung chân mày lấy mỡ được xem là một ca tiểu phẫu đơn giúp đôi mắt loại bỏ đi các dấu hiệu tuổi tác ở mắt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nếu được thực hiện bởi cơ sở kém uy tín và bác sĩ có tay nghề kém. Thẩm mỹ CC mời bạn tham khảo bài viết về biến chứng chảy máu sau khi nâng cung chân mày lấy mỡ đối với sức khỏe và cũng như hiểu rõ hơn về cách để điều trị tình trạng này.

1. Chảy máu nâng cung chân mày là gì?

Chảy máu sau nâng cung mày là biến chứng thường gặp, nhưng nếu có liên quan đến giảm thị lực, thì đây là một biến chứng nguy hiểm cần phẫu thuật khẩn và điều trị chuyên khoa. Tỷ lệ chảy máu sau phẫu thuật thẩm mỹ mí là 0,055% (1:2.000) và chảy máu hốc mắt kèm theo mất thị lực vĩnh viễn là 0,0045% (1:22.000).

Biến chứng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật, đặc biệt là trong vòng 0 đến 3 giờ đầu tiên, nhưng có thể xảy ra muộn nhất là vài ngày sau phẫu thuật. Khách hàng có nguy cơ cao: tăng huyết áp, đang sử dụng kháng đông, nôn ói và hoạt động gắng sức sau phẫu thuật,…

2. Triệu chứng phổ biến của chảy máu nâng cung chân mày

  • Khách hàng thấy 1 mắt / hoặc cả 2 mắt bắt đầu sưng to dần sau phẫu thuật, chườm lạnh không thuyên giảm.
  • Vết mổ rỉ nhiều máu, nhiều dịch.
  • Có thể mở mắt khó khăn, che khuất tầm nhìn, mờ mắt, càng về sau tình trạng càng nặng, da vùng mắt chuyển màu “tím”, khách hàng không mở mắt được, mắt cảm thấy căng tức, đau thốn, cảm giác có thể diễn tả như “sắp nổ tung”.
  • Diễn tiến có thể rất nhanh sau vài giờ cần đến ngay cơ sở cấp cứu gần nhất.
  • BS thăm khám: Mắt bầm tím, sưng to không đều 2 mắt. Sờ thấy khối giới hạn, di động hoặc thấy phập phều, căng tức, rất đau thốn trong mắt.
  • Khám mắt: xuất huyết kết mạc, tiền phòng, thị trường, thị lực giảm/mất…, soi đáy mắt: xuất huyết võng mạc, phù gai thị…

3. Phương pháp điều trị khi chảy máu nâng cung chân mày

3.1. Theo dõi, chọc hút, phẫu thuật cầm máu:

  • Các trường hợp nhẹ, chảy máu dưới da, tụ máu nhỏ đã cầm: theo dõi.
  • Một số trường hợp cần chọc hút máu tụ, phẫu thuật lần 2 cầm máu.
  • Các khách hàng có bệnh nền về tăng huyết áp, đái tháo đường, đang dùng thuốc kháng đông,… là nhóm dễ bị bỏ sót khi đến các cơ sở kém uy tín. Do không lường trước các nguy cơ chảy máu tăng nặng ở nhóm này và không có chuyên môn y tế cao, không nhận biết sớm và xử lý được các tai biến, biến chứng của phẫu thuật, thường mắc các sai lầm như thiếu kiến thức giải phẫu vùng mắt, sử dụng thuốc và dụng cụ không thành thạo, kỹ thuật cầm máu kém, không khâu đóng vết mổ đúng lớp, không có kinh nghiệm theo dõi hậu phẫu…
  • Hình dưới là một trường hợp tụ máu trong cơ vòng mi ở 2 bên đuôi mày, sau phẫu thuật nâng cung mày, lấy mỡ tại Spa. Khách hàng có tiền căn tăng huyết áp và thay van tim, đang sử dụng kháng đông, chống kết tập tiểu cầu, nhưng không được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và ngưng thuốc trước phẫu thuật. Trong giờ đầu sau phẫu thuật, khách hàng thấy khối sưng đau tại vị trí đường phẫu thuật vùng đuôi mày, rỉ máu đỏ tươi, sau đó vài giờ khối này to dần và “vỡ”, máu thành tia nên quay lại Spa may vết mổ nhưng kết quả vẫn xuất hiện khối máu tụ đuôi mày như cũ. 1 tuần sau khách hàng đến với khối máu tụ đuôi mày không thuyên giảm, được chẩn đoán chảy máu trong cơ vòng mi 2 bên và phẫu thuật lại lấy khối máu tụ, khâu cầm máu, khâu khép cơ vòng mi tại các vị trí lấy mỡ mà không khâu đóng trong lần phẫu thuật trước. Theo dõi vết mổ, kiểm soát bệnh nền và tình trạng đông cầm máu của khách hàng sau phẫu thuật.

3.2. Một số trường hợp phải phẫu thuật khẩn:

  • Giải áp khẩn: mở vết mổ, hút máu tụ, kiểm tra kỹ lưỡng vị trí chảy máu, thường chảy máu thành tia tại động mạch trên ổ mắt, động mạch trên ròng rọc, kẹp đốt cầm máu, khâu cột nếu cần thiết, kiểm tra các vị trí lấy túi mỡ mắt, cơ vòng mi…, chọc hút lấy hết máu tụ, cầm máu kĩ, đóng vết mổ từng lớp.

  • Hình bên là khách hàng có tiền căn tăng huyết áp và đái tháo đường, đến sau 4 giờ PT nâng cung mày, có lấy mỡ và chỉnh hình cơ vòng mí trên. Khách hàng có đầy đủ các triệu chứng xác định chẩn đoán chảy máu trong hốc mắt phải (P) cần phẫu thuật giải áp, cầm máu khẩn. Vị trí chảy máu là động mạch trên ổ mắt (P), được đốt cầm máu kĩ, kiểm tra các vị trí khác, nhất là các vị trí lấy túi mỡ thì thấy không chảy máu. Đóng vết mổ từng lớp và theo dõi sau phẫu thuật cẩn trọng về bệnh nền, tình trạng vết mổ và thị lực mắt (P). 
Biến chứng chảy máu sau khi nâng cung mày
Biến chứng chảy máu sau khi nâng cung mày
  • Nếu có tình trạng chảy máu sau nhãn cầu (hiếm) thì phải can thiệp cấp cứu, do gây ra khoảng 50% tình trạng mất thị lực (mù mắt). Nhận biết và can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật mở giải áp góc mắt ngoài (lateral canthotomy), có thể giúp ngăn ngừa tổn thương do thiếu máu cục bộ và tổn thương cấu trúc thần kinh của mắt, giảm thiểu tình trạng mất thị lực cho bệnh nhân.

4. Biện pháp phòng tránh biến chứng

Để phòng tránh những biến chứng chảy máu sau khi nâng cung mày lấy mỡ , biện pháp hiệu quả nhất chính là lựa chọn cho mình một đơn vị Phòng khám Thẩm mỹ và một vị Bác sĩ uy tín, tay nghề cao. Kết hợp theo đó chính là một chế độ chăm sóc hậu phẫu phù hợp. 

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, trải qua quá nhiều ca nâng cung chân mày và điều trị da thì Bác sĩ Huỳnh Cao Cường chắc chắn là cái tên mà có thể đem lại sự an tâm và sự hài lòng cao nhất với khách hàng. 

Bên cạnh đó, tại Thẩm mỹ CC luôn được:

– Trang bị thiết bị y tế hiện đại.

– Áp dụng các xu hướng làm đẹp mới nhất.

– Cập nhật công nghệ làm đẹp tiên tiến.

– Không ngừng nghiên cứu và cải tiến phương pháp làm đẹp.

Có thể thấy Quý khách hàng khi đến với Bác sỹ Huỳnh Cao Cường tại Phòng khám Thẩm mỹ CC luôn được chăm sóc tận tâm nhất và đạt được độ hài lòng cao nhất có thể.

Bạn đang quan tâm?