“SẸO RỖ” LÀ GÌ MÀ TẠI SAO AI NGHE CŨNG PHẢI SỢ?

Một vết sẹo nhỏ, một nỗi phiền to. Không phải tự nhiên mà sẹo rỗ là trở thành một hậu quả không ai muốn nhắc đến của mụn. Những nốt sẹo tưởng chừng rất nhỏ trên mặt lại gây ra những ám ảnh tâm lý cho nhiều người. Chúng khiến bạn tự ti, ngại ra đường, không dám giao tiếp. Có trường hợp nữ bệnh nhân đã dùng ba tiếng mỗi ngày chỉ để mua trái cây về ăn cho đẹp da.

Đối với người ngoài nhìn vào thì những vết sẹo đó rất bé, thậm chí phải căng mắt ra mới thấy. Nhưng qua ánh mắt người bệnh, chúng như được nhân đôi, nhân ba lên. Họ luôn cảm thấy mọi người đang nhìn vào những vết sẹo ấy. Lâu ngày dễ dẫn đến các ám ảnh về tâm lý, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Do đó, việc có những hiểu biết đúng về sẹo rỗ, về nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý là điều vô cùng cần thiết.

1. Sẹo rỗ hình thành do đâu?

 

Sẹo rỗ là tình trạng những vùng da nhỏ với hình dạng và kích thước khác xuất hiện dưới bề mặt da bằng phẳng, chúng còn được gọi là sẹo lõm.

Sẹo rỗ hình thành do tầng trung bì của da bị tổn thương, làm đứt gãy liên kết collagen – elastin, làm mất khả năng tái tạo da, không thể lấp đầy vết thương, khiến da sau tổn thương xuất hiện vết lõm trên bề mặt. 

Một số nguyên nhân chính để hình thành nên sẹo rỗ như:

  • Mụn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. (Da mụn khi xử lý chậm trễ hoặc không đúng cách khiến da tổn thương và để lại sẹo). Mụn nang – cuc dễ hình thành sẹo, nếu điều trị không kịp thời, đúng cách sẽ để lại sẹo xấu
  • Bệnh thủy đậu: Những nốt mụn nước do căn bệnh gây ra thường tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh khi gãi quá nhiều khiến mụn nước bị vỡ, dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn như nhiễm trùng thì rất dễ hình thành sẹo. Ngoài ra, các nốt mụn nước này có thể tự lành nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách chúng vẫn để lại sẹo trên da.
  • Những nguyên nhân khác: Sẹo rỗ còn được tạo nên sau khi bị tai nạn hoặc trải qua phẫu thuật, lúc này vết sẹo thường khá to và gây khó khăn trong việc điều trị.

Sẹo rỗ tuy không mang lại bất kỳ cảm giác khó chịu nào trên da nhưng việc xuất hiện những vết lõm, đặc biệt là trên mặt lại khiến người bệnh tự ti và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

2. Các loại sẹo rỗ bạn nên biết

Việc hình thành sẹo sau khi lành mụn không có quy tắc nhất định. Tùy thuộc vào đó là loại mụn gì, cơ địa mỗi người ra sao và cách điều trị mụn trước đó mà sau mỗi đợt mụn sẽ tạo thành các dạng sẹo rỗ khác nhau. Để nâng cao hiệu quả điều trị và phù hợp với từng trường hợp bệnh, sẹo rỗ được các bác sĩ phân làm ba loại thường gặp:

1.1.Sẹo đáy nhọn (ice pick scar)

  • Được xem là loại sẹo khó điều trị bởi đặc điểm đáy sẹo nhọn đâm sâu vào cấu trúc da và miệng sẹo hẹp. 
  • Sẹo thường có đường kính 1 – 2mm và độ sâu hơn 0.5mm, khi nhìn bằng mắt thường rất dễ bị nhầm thành lỗ chân lông.
  • Phần lớn nguyên nhân hình thành sẹo đáy nhọn đến từ việc nặn không sạch nhân mụn, khiến nhân mụn còn sót lại gây tổn thương sâu hơn tới da. Nếu bạn có thói quen tự cạy hay nặn mụn tại nhà thì rất dễ mắc phải tình trạng này.

1.2. Sẹo đáy hộp (box scar)

  • Sẹo đáy hộp có vết sẹo rộng và nông hơn sẹo đáy nhọn, thường có hình vuông hoặc hình oval.
  • Loại sẹo này thường thường hình thành từ việc nặn mụn sai cách hoặc là hậu quả của bệnh thủy đậu.

1.3. Sẹo đáy tròn (rolling scar)

  • Chúng có chân sẹo sâu, miệng sẹo rộng từ 4 – 5mm.
  • Được tạo ra từ những tổn thương sâu dưới da, hình thành nên những vết lõm lượn sóng trên trên bề mặt da, tạo cảm giác sần sùi, gồ ghề. Chúng còn được gọi là sẹo lượn sóng
  • Sẹo đáy tròn thường tập trung nhiều ở những vùng da dày như má, hai bên hàm, càng cao tuổi sẹo sẽ càng hiện rõ.

Thực tế trên một vùng da có thể sẽ xuất hiện hai đến ba loại sẹo khác nhau cùng lúc. Đặc biệt là trường hợp da bị mụn viêm và không được chữa trị đúng cách.

sẹo rỗ

Ngoài ra còn có thể phân loại sẹo rỗ theo 3 mức độ:

  • Nhẹ: khi sẹo chỉ xuất hiện ở một vài điểm trên da, chỉ cảm nhận được bằng cách đụng tay vào và có thể che lấp bằng việc trang điểm.
  • Trung bình: các vết sẹo bắt đầu xuất hiện nhiều ở hai bên má và có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
  • Nặng: khi các vết sẹo xuất hiện dày đặc thành từng mảng ở nhiều vị trí khác nhau trên mặt như: hai bên má, cằm, trán, hai bên hàm. Người bệnh có thể nhận biết mức độ nặng khi xuất hiện sẹo đáy nhọn và sẹo ở dạng hỗn hợp.

3. Vì sao nhiều người ngại và sợ bị sẹo rỗ? 

Có thể nói sẹo rỗ gây ra ảnh hưởng cả về mặt tâm lý và vẻ bề ngoài của người bị loại sẹo này. Sống chung với sẹo rỗ khiến người bệnh ngại ngùng, không thoải mái khi giao tiếp. Lâu ngày người bệnh dễ sinh ra trở ngại tâm lý, khiến cho các hoạt động trong cuộc sống bị hạn chế. 

Bên cạnh đó, vẻ bề ngoài tự tin là một trong những yếu tố quan trọng khi một ứng viên tìm kiếm công việc. Một người bị sẹo rỗ có thể sẽ kém tự tin hơn khi đi phỏng vấn.

Vì vậy, có thể nói sẹo rỗ là một loại bệnh về da mà không ai mong muốn mắc phải. 

4. Sẹo rỗ có chữa trị được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, hiện nay rất khó để chữa khỏi sẹo hoàn toàn. Tuy nhiên khi được điều trị đúng cách cộng với những sự tiến bộ vượt bậc của Y học thì việc cải thiện được tình trạng sẹo lên đến 70% thậm chí hơn 90% là điều nằm trong tầm tay. Và điều này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại tự tin với vẻ ngoài của mình.

Để đạt được kết quả đó thì có một kế hoạch và phương pháp điều trị đúng cách là yếu tố rất quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, gặp trực tiếp bác sĩ để nhận những chẩn đoán đúng nhất về tình trạng của sẹo và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người. 

 

Bạn đang quan tâm?