KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ NÁM DA PHẦN 1

Đa số phụ nữ đều sợ nám da vì chỉ số ít phụ nữ có thể tránh để không bị nám da. Tuy nhiên khi bị nám da điều trị rất khó càng hay bị tái đi tái lại .

Để phòng và trị nám hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây nám và loại nám mà bạn gặp phải

Dưới đây là một số kiến thức tổng quan về nám da bạn cần biết

Nám da là gì?

Nám da là tình trạng sắc tố melanin tích tụ và tập trung quá nhiều ở một vùng da nhất định. Tuy nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến chị em bị nám có tâm lý tự ti, lo âu.

Nguyên nhân hình thành nám?

– Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời:

Khi chúng ta đi nắng nhiều mà không có biện pháp bảo vệ, khiến làn da tiếp xúc quá nhiều tia UVA và UVB có trong ánh nắng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều melamin để tạo thành một lớp chắn bảo vệ da. Lâu ngày lớp chắn này sẽ tích tụ dày thêm và ở luôn trên da tạo thành nám da.

– Rối loạn hormon hay còn gọi là rối loạn nội tiết:

Các hormon của hệ nội tiết giữ vai trò điều hòa hoạt động trong cơ thể. Trong đó, các hormon sinh dục nữ mà điển hình là estrogen giúp điều hòa hệ sinh dục, làn da, mái tóc của phụ nữ. Sự rối loạn hormon trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai đến sau sinh, thời kỳ mãn kinh hoặc do uống thuốc tránh thai cấp tốc thường xuyên sẽ khiến cho melamin sản sinh quá mức, tạo thành các vết nám sạm trên da.

– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng:

Các loại kem, mặt nạ lột da được quảng cáo là làm trắng da siêu tốc đều chứa các thành phần tẩy trắng mạnh như thủy ngân, hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode… Các thành phần này làm tiêu hủy lớp biểu bì phía ngoài, làm lộ phần da non ở trong. Khi này lớp da non rất yếu, dễ bắt nắng gây nên các vết nám sậm đen, khó chữa trị.

– Sử dụng thuốc:

Có một số loại thuốc khi bạn sử dụng lâu dài có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng, dễ dẫn đến nám – tàn nhang như: Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin…

– Tinh thần căng thẳng, ăn uống thiếu dinh dưỡng

Sự căng thẳng kéo dài và việc ăn uống thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu rau củ quả khiến làn da yếu hơn, dẫn đến nhiều vấn đề về da trong đó có nám.

– Yếu tố di truyền:

Một số người bị nám do di truyền, đây là yếu tố mà chúng ta không thể tránh khỏi.

Cách nhận biết những loại nám thường gặp?

– Nám biểu bì: Những mảng màu không đều hội tụ thành nhiều mảng lớn trên da, màu sắc từ nhạt tới sậm. Chân nám nằm ở lớp biểu bì (lớp da trên cùng) nên dễ điều trị.

– Nám hạ bì: Những mảng màu sẫm, xám hoặc xanh xám xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, phân bố chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm. Chân nám nằm tại lớp hạ bì (sâu dưới da) nên khó điều trị hơn.

– Nám hỗn hợp: Là biểu hiện của cả hai loại nám vừa kể trên. Loại này cực kỳ khó điều trị.

Bạn hãy tự nhận xét tình trạng nám của bạn là do những nguyên nhân nào và nám của bạn thuộc loại nào, để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang quan tâm?